Công cụ DCIM giúp nhận biết tình trạng hệ thống và hỗ trợ các nhà vận hành đưa ra những chiến lược vận hành thích hợp. Chúng cũng cung cấp thông tin hữu ích giúp xác định nguồn vốn và ngân sách vận hành trong tương lai, cho phép giám sát từng khu vực và lên kế hoạch phát triển tổng thể.
Trong toán học, có một số phương trình mà kết quả của chúng không bao giờ đạt đến giá trị xác định, mà chỉ là những giá trị “gần đạt được”. Những giá trị này được gọi là giá trị giới hạn, và tập hợp các giá trị này được thể hiện bằng một đồ thị gọi là “đường tiệm cận.”
Nếu ứng dụng khái niệm đường tiệm cận vào lĩnh vực trung tâm dữ liệu, điều này đồng nghĩa hệ thống dần tiệm cận đến khả năng đạt 100% thời gian vận hành liên tục. Trên thực tế, việc đạt 100% khả năng là hoàn toàn xa vời, vì luôn có những sai sót do con người gây ra trong quá trình vận hành. Tuy nhiên, có một số công cụ mới được thiết kế cho phép hợp nhất yếu tố con người khi vận hành và quản trị hệ thống, giúp loại bỏ hẳn các sai sót do lỗi con người và giúp hệ thống đạt đến 100%. Chúng ta đã và đang tìm kiếm một giải pháp hiệu quả để hợp nhất sự hiểu biết và khả năng quản lý cơ sở hạ tầng. Trong tương lai, nếu tập trung phát triển các công cụ hướng đến mục tiêu này, chúng ta có thể đưa các trung tâm dữ liệu đạt đến mục tiêu không tưởng: 100% thời gian vận hành liên tục, hoặc thống nhất về quản trị.
Những công nghệ mới nổi gần đây, cụ thể là những công cụ quản trị hạ tầng trung tâm dữ liệu tự động (automated DCIM tools) cho phép các nhà vận hành trung tâm dữ liệu tập hợp, phân tích và thống nhất một lượng lớn dữ liệu hạ tầng mạng được thu thập từ nhiều nền tảng giám sát phân tán như hệ thống máy chủ, hệ thống lạnh và giám sát năng lượng. Những công cụ DCIM này cung cấp khả năng quản lý ở mức hệ thống, gồm: hiệu suất, khả năng phân bổ và mức độ sử dụng tài nguyên. DCIM liên tục cập nhật thông tin hữu ích hằng ngày, giúp người dùng dễ dàng quản lý những yếu tố môi trường quan trọng thường xuyên biến đổi. Nhờ đó, người dùng dự đoán được thời gian bảo trì và chủ động trong việc quản lý hệ thống, cải thiện đáng kể hiệu suất vận hành. ví dụ, khi tập trung vào các dữ liệu quan trọng đang khai thác, chúng ta phải chuyển chúng thành những phương án hành động và có kế hoạch điều chỉnh hợp lý, nhờ đó dần đưa hệ thống đạt đến con số lý tưởng 100%.
Nhìn chung, các công cụ DCIM giúp nhận biết tình trạng hệ thống và hỗ trợ các nhà vận hành đưa ra những chiến lược vận hành thích hợp. Chúng cũng cung cấp thông tin hữu ích giúp xác định nguồn vốn và ngân sách vận hành trong tương lai, cho phép giám sát từng khu vực và lên kế hoạch phát triển tổng thể. Các công cụ DCIM còn ánh xạ nguồn tài nguyên và các tài sản IT hỗ trợ cho chính nó. Các dịch vụ quản trị dữ liệu CNTT (IT Service Management–ITSM) cũng đóng vai trò tương tự đối với mối quan hệ giữa các ứng dụng và những nguồn tài nguyên hỗ trợ cho chính nó. Khi các dữ liệu vận hành thực tế được phân tích và tích hợp với dữ liệu ITSM, rồi trình bày một cách có ý nghĩa, việc tối ưu hóa trung tâm dữ liệu theo thời gian thực sẽ thành hiện thực.
Yếu tố con người.
Là những công cụ tổng hợp dữ liệu hiệu quả cho phép quản lý hạ tầng tốt hơn, DCIM giúp chuyên môn hóa quá trình ra quyết định của con người. Điều này giúp đẩy mạnh hoạt động các ứng dụng kinh doanh quan trọng, gia tăng lợi nhuận và đảm bảo an toàn cho con người. Mặt khác, dù các công cụ này là chất xúc tác không thể thiếu cho khả năng vận hành liên tục của hệ thống, con người cũng không nên quá phụ thuộc vào chúng. Ví dụ, trường hợp có thiết bị nào đó trong hệ thống bị lỗi, những công cụ này sẽ cảnh báo tình trạng khác thường của hệ thống, nhưng không chỉ ra nguyên nhân cụ thể của sự cố, hoặc đề xuất giải pháp để xử lý. Việc này hoàn toàn dựa vào kỹ sư IT vì phải sử dụng hợp lý các dữ liệu, xử lý và cuối cùng là giải quyết vấn đề.
Dù có khả năng cung cấp lượng thông tin giá trị không giới hạn, các công cụ DCIM cũng không thể thay thế được kinh nghiệm của con người. Đó chính là khả năng điều chỉnh và thích nghi của bộ não con người qua việc quản lý các cơ sở hạ tầng quan trọng trong thực tế từ việc kết hợp những kiến thức được đào tạo và trải nghiệm trong quá trình xây dựng, bảo trì và quản trị hệ các thống trung tâm dữ liệu hiện đại. Đó chính là yếu tố chính không thể tách rời khi sử dụng các công cụ DCIM.
Yếu tố con người luôn tồn tại ở bất kỳ đâu. Thực tế, khoảng 65% trường hợp hệ thống ngừng hoạt động là do lỗi con người. Nếu các công cụ DCIM có thể đưa ra được những phương án nhanh và đáng tin cậy hơn trong việc tổng hợp dữ liệu, phân tích xu hướng, nhận biết sự mất đồng bộ và đề xuất hành động dựa vào những bất thường đã ghi nhận từ trước, thì nhiệm vụ quản trị, bảo trì và vận hành thiết bị, bao gồm cả những công cụ DCIM, lại phụ thuộc chủ yếu vào những quyết định của đội ngũ vận hành hệ thống.
Những giải pháp DCIM hiện nay chủ yếu tập trung vào hạ tầng và tạo ra những khoảng hở trong việc quản trị hệ thống của con người. Trong tương lai, giải pháp hiệu quả nhất sẽ là tích hợp các công cụ DCIM với yếu tố con người. Dựa vào chuyên môn của mình, nhân viên điều hành sẽ có thêm dữ liệu cần thiết để vận hành hệ thống. Hãy thử hình dung một giải pháp DCIM tự động sử dụng chính những dữ liệu hữu ích của nó nhằm nâng cao khả năng vận hành hệ thống cho các nhà quản trị.
Công nghệ phức tạp
Ngày nay, phần lớn chúng ta thường không nhớ các chi tiết kỹ thuật và công nghệ, vì mọi thứ đều diễn ra tự động và thầm lặng. Khi hệ thống đang vận hành tốt, chúng ta hiếm khi quan tâm. Nhưng khi có bất trắc xảy ra, sự phức tạp của công nghệ trở thành rào cản trực tiếp trong quá trình khôi phục lại hoạt động cho hệ thống, vì không có thông tin cập nhật, tài liệu, giải pháp phù hợp hay những tình huống giả lập trong quá trình đào tạo.
Khi được ứng dụng vào cơ sở hạ tầng quan trọng, các công cụ DCIM mang lại giá trị rất lớn. Không cần bàn cãi về vai trò quan trọng của các công cụ này trong việc quản lý cơ sở hạ tầng thiết yếu, vì chúng cung cấp cho các nhà quản trị và điều hành IT một lượng lớn các dữ liệu về tình trạng thực tế mà họ cần, bao gồm mức sử dụng điện năng, không gian, hệ thống làm lạnh và tài nguyên mạng.
Tuy nhiên, bên cạnh việc có được một giải pháp đơn giản giúp quản lý trung tâm dữ liệu từ xa, các nhà quản trị IT cũng có thể gặp áp lực trước lượng thông tin quá tải do các công cụ DCIM cung cấp.
Những điểm giám sát trung tâm dữ liệu ở hình bên minh họa luồng thông tin về cơ sở hạ tầng cần được giám sát và quản lý cùng lúc. Những thông tin quan trọng rất dễ bị bỏ sót trong luồng dữ liệu quá lớn này. Và câu hỏi đặt ra: “Tại sao chúng ta lại thu thập chúng ?”
Việc thu thập dữ liệu không chỉ để có một kho lớn chứa đầy thông tin chưa được xử lý và tình trạng của hạ tầng hệ thống, mà còn phải phân tích chúng và đưa ra các dự báo, chủ động bảo trì, xác định nguồn vốn và ngân sách hoạt động, xử lý các sự cố quan trọng về cơ sở hạ tầng và hỗ trợ đưa ra các quyết định vĩ mô có tính khả thi.
Các dữ liệu giá trị không đến từ công cụ, mà tồn tại trong chính bản thân thông tin. Giá trị trực tiếp mà các công cụ DCIM mang lại là khả năng truy cập nhanh đến tất cả các loại thông tin. Nếu xét về thuận tiện, việc liên tục cập nhật thông tin từ các hệ thống là điều tuyệt vời. Với khả năng tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn thiết bị khác nhau, các công cụ DCIM rất cần thiết và đặc biệt hữu ích cho các cơ sở hạ tầng có qui mô vừa phải
Nhưng trong một số trường hợp, phần lớn thông tin này lại không liên quan đến sự cố xảy ra, đặc biệt khi xét theo thời gian thực. Có thật sự cần liên tục xem kỹ từng thông tin từ mỗi thiết bị? Câu trả lời là không. Điều quan trọng là cần làm gì với dữ liệu này khi đã thu thập chúng? Làm cách nào để chuyển những dữ liệu này thành thông tin có ích?
Nếu việc thu thập dần dữ liệu theo thời gian không mang lại những giải pháp khả thi, chúng chỉ mang lại giá trị rất nhỏ cho hệ thống. Do đó, các công cụ DCIM không chỉ phải hiệu quả trong quá trình thu thập dữ liệu, tạo xu hướng và khả năng phân tích đơn giản, mà còn hỗ trợ người dùng trong việc đưa ra những quyết định hiệu quả, giúp ngăn chặn nguy cơ hệ thống ngừng hoạt động, giảm thiểu tổn thất doanh thu và cả tính mạng con người. Những công cụ DCIM cần tập trung vào tính hiệu quả nhằm giúp người dùng có quyết định đúng đắn, nâng cao độ am hiểu tài nguyên cho đội ngũ vận hành cơ sở hạ tầng và có những hướng dẫn hỗ trợ việc quản lý trung tâm dữ liệu một cách hiệu quả.
Quá trình quyết định
Cung cấp những thông tin hữu ích giúp nâng cao hiệu quả và độ chính xác, các bộ công cụ cao cấp được tạo ra với mục đích cuối cùng là hỗ trợ con người trong quá trình ra quyết định. Là những hệ thống tổng hợp dữ liệu tuyệt vời, các công cụ DCIM sẽ phát huy tối đa vai trò trong những ứng dụng đòi hỏi phải kết hợp dữ liệu với kiến thức của con người nhằm tạo ra những thông tin có giá trị để đưa ra các giải pháp hành động thông minh hơn. Đồng thời, các ngành công nghiệp quan trọng cũng nhờ đó, tiệm cận đến mục tiêu đạt 100% thời gian vận hành và khả năng hợp nhất. Có thể dễ dàng ứng dụng những giải pháp hiệu quả này để tạo nên những hệ thống an toàn và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác trong xã hội kỹ thuật số hiện đại của chúng ta ngày nay.
Trần Văn Thanh
Theo A&S Magazine